Cách tổ chức pressing phổ biến nhất trong bóng đá hiện tại là bắt 1-1 và sử dụng các cơ chế bật tắt “công tắc pressing” tùy vào hoàn cảnh. Tuy nhiên với Tây Ban Nha của Luis Enrique thì không như vậy. Cùng lichthidaubongda2025 tìm hiểu về định hướng này của đội tuyển Tây Ban Nha nhé!
Định hướng Pressing của Tây Ban Nha qua 1 ví dụ
Trong hình là ảnh chụp chỉ 3 giây sau khi Dani Olmo mất bóng ở cánh trái, với một thời gian rất ngắn nhưng Tây Ban Nha đã huy động được tổng cộng 6 cầu thủ dồn vào một phạm vi cục bộ rất nhỏ hẹp. Họ mặc kệ và bỏ kèm các mục tiêu xung quanh đối tượng cầm bóng bởi định hướng pressing mà thầy trò Luis Enrique chọn đó là tốc độ áp sát.
>> Xem thêm: lịch thi đấu bóng đá
Để có thể vây bắt nhanh như vậy không đơn giản, nó đòi hỏi sự đồng bộ trong hai trạng thái chơi khi có bóng và từ có bóng sang không có bóng. Sở dĩ lối pressing này chỉ có mình Tây Ban Nha thi triển được bởi cũng chỉ có mình họ triển khai tấn công với một cự ly đội hình đặc biệt như vậy. Ngoài hai hậu vệ cánh Jordi Alba và Carvarjal chơi bám biên để đảm bảo độ giãn theo chiều ngang, còn lại toàn bộ các cầu thủ luôn có xu hướng ngược lại, đó là giữ khoảng cách rất gần nhau và gần bóng – hình thành nên độ dày.
Ta có thể thấy Pedri và Gavi hầu như không bao giờ chơi cách xa nhau quá 30m và họ cũng rất ít khi phá vỡ cự ly trên 30m với Sergio Busquets hay Marco Asensio. Bản thân phong cách “tiền đạo ảo” chơi lùi sâu tiến gần đến bóng của Asensio cũng tạo điều kiện hình thành nên một tứ giác kim cương Busquets – Pedri – Gavi – Asensio, đây là nền tảng giúp Tây Ban Nha luôn có lợi thế về quân số hơn bất kỳ đối thủ nào ở 1/3 giữa sân.
Luis Enrique trước khi bước vào trận đấu đã nói rằng đội bóng chơi giống với Tây Ban Nha nhất chính là Đức – tuy vậy, chỉ là “giống” thôi chứ tư duy chơi bóng lại khác nhau hoàn toàn.
>>> XEM THÊM: bongdaso host, lich đá bóng world cup
Cùng có định hướng về kiểm soát bóng, và cùng có cường độ pressing cao nhưng Đức lại chơi rộng và sâu. Tức là thay vì kiên nhẫn đưa quả bóng qua từng lớp từng lớp bằng những đường chuyền ngắn như Tây Ban Nha, Đức sẽ “chuyển phát nhanh” nó lên 1/3 sân đối phương, ép đối phương phải lùi đội hình rồi khi đó mới bắt đầu chuyển đổi sang kết cấu chuyên biệt để chơi bóng trên 1/3 sân đối phương (4231 chuyển thành 325).
Kết thúc hiệp 1, Đức chỉ sở hữu thời lượng kiểm soát bóng là 31.6%, có số đường chuyền ít hơn gấp đôi đối phương (170 so với 366) – điều này đã cho thấy hệ thống và cách chơi bóng của người Tây Ban Nha vẫn vượt trội hơn ở phương diện kiểm soát bóng hay kiểm soát cả trận đấu. Họ không thay đổi quá nhiều ở kết cấu đội hình, vẫn là 433 trong mọi thời điểm, tuy vậy sự mượt mà và trơn tru luôn có thừa.
Điểm đặc biệt là cách chơi này không có gì mới mẻ cả, Tây Ban Nha hay Barcelona đã chơi như vậy từ hơn 10 năm trước, và nó vẫn chưa có chút dấu hiệu nào là lỗi thời.